Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu vực dân sự nằm ở phía phía đông và nam, khu vực quân sự nằm ở phía tây và bắc Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật, hoạt động 24/24h
- Tên tiếng Anh: Tan Son Nhat International Airport (TIA)
- Địa chỉ: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (028) 3848 5383.
- Fax: (028) 3848 7450.
- Website: http://tansonnhatairport.vn
- AFS: VVTSZPZX
- SITA: SGNOPXH
- Mã cảng hàng không (code): SGN
- Đường cất hạ cánh (Runway): 2 đường cất hạ cánh với độ dài là 3048m và 3800m
- Hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường theo tiêu chuẩn CAT II
- Tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như: A350, B747-400, A330, B777, B767, A321….
- Cấp sân bay: 4E
- Là cảng hàng không dân dụng kết hợp hoạt động bay quân sự
- Nhà ga hành khách quốc tế: 92.000m2
- Nhà ga hành khách quốc nội: 40.048m2
- Năng lực thông qua: 25 triệu hành khách/năm
- Giờ phục vụ: 24/24h.
Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tọa lạc trên địa bàn phường 2 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp đường Trường Chinh; phía Tây Bắc giáp đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn quận Tân Phú; phía Đông giáp đường Quang Trung quận Gò Vấp; phía Nam giáp đường Cộng Hòa/ Hoàng văn Thụ quận Tân Bình.
Tính từ điểm quy chiếu, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 6km (hướng 3140 so với trụ sở UBND Tp Hồ Chí Minh).
Tọa độ điểm quy chiếu: là giao điểm của đường CHC 07R/25L và đường lăn Bắc-Nam, toạ độ địa lý:
10049’13.63”N – 106039’39.23”E (WGS-84);
Mức cao điểm quy chiếu: 10m so với mực nước biển trung bình (MSL)
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Nhà ga hành khách quốc tế – Cảng hàng không quốc tế tân Sơn Nhất được đưa vào sử dụng từ năm 2007 có tổng diện tích 92.000m2, công suất thiết kế 10 triệu khách/năm. Nhà ga được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến, gồm: 80 quầy thủ tục; 01 quầy thủ tục transfer; 12 cửa ra máy bay; 08 cầu ống hành khách; 06 băng chuyền hành lý đến; 04 băng chuyền hành lý đi; 18 quầy thủ tục xuất cảnh; 20 quầy thủ tục nhập cảnh; 02 máy soi hải quan đi; 06 máy soi hải quan đến…, đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của hành khách và hàng hóa trong những năm vừa qua.
Nhà ga quốc nội – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tổng diện tích 40.048m2, công suất 13 triệu hành khách/năm với hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhiều tiện nghi cao cấp, gồm: 111 quầy thủ tục; 01 quầy thủ tục transfer; 01 quầy hành lý quá khổ; 19 cửa ra máy bay; 04 cầu ống hành khách; 06 băng chuyền hành lý đến; 06 băng chuyền hành lý đi…
Tổng diện tích: 1,500 ha, trong đó 605.95 ha cho hàng không dân dụng và 894.05 ha cho hàng không quân sự/ for military aviation
Đường cất hạ cánh: 02
- 25R/07L: 3,048m x 45.72m, PCN: 85R/B/W/T
- 25L/07R: 3,800m x 45.72m, PCN: 63R/B/X/T
Đường lăn: 15
Rộng tối thiểu/ Min. width: 22.86m
Sức chịu tải/ PCN: 61/R/B/X/T
Sân đỗ: 42.26 ha
- 64 vị trí đỗ (trong đó có 52 vị trí dành cho khai thác thương mại và 12 vị trí đỗ qua đêm), có khả năng tiếp thu được các loại tàu bay thân lớn như A380, B747,…
Hạng sân bay: 4E (ICAO)
Tiêu chuẩn phục vụ hành khách mức C theo IATA
Nhà ga hành khách:
- Nhà ga quốc nội: 40,948m2
- 124 quầy thủ tục/ 124 check-in counters
- 01 quầy thủ tục transfer/ 01 transfer counter
- 01 quầy hành lý quá khổ/ 01 oversize baggage counter
- 20 cửa ra máy bay/ 20 boarding gates
- 04 cầu ống hành khách/ 04 passenger boarding bridges
- 06 bộ băng chuyền hành lý đến/ 06 sets of arrival conveyor belts
- 03 bộ băng chuyền hành lý đi/ 03 sets of departure conveyor belts
- Nhà ga quốc tế: 108,921m2
- 100 quầy thủ tục/ 100 check-in counters
- 01 quầy thủ tục transfer/ 01 transfer counter
- 19 cửa ra máy bay/ 19 boarding gates
- 11 cầu ống hành khách/ 11 passenger boarding bridges
- 07 bộ băng chuyền hành lý đến/ 07 sets of arrival conveyor belts
- 01 bộ băng chuyền hành lý đi/ 01 set of departure conveyor belts
- 19 quầy thủ tục xuất cảnh/ 19 migration passport control counters
- 21 quầy thủ tục nhập cảnh/ 21 immigration passport control counters
- 20 máy soi hải quan sử dụng chung với ANHK tại ga đi/ 20 customs check counters
- 07 máy soi ngầm hải quan đến/ 07 pre-scanning customs check counters
Năng lực phục vụ: 28 triệu khách/năm, trong đó phục vụ 15 triệu khách quốc nội và 13 triệu khách quốc tế/ năm
Lịch sử hình thành và phát triển của Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất do chế độ cũ để lại từ năm 1975, chia thành hai khu vực quân sự và dân sự rõ rệt, có nhà ga dân dụng quy mô so với bấy giờ là khá lớn, công suất khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật mặt đất, cơ sở thương mại và dịch vụ hành khách tương đối đủ, do lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản sớm nên hầu hết các cơ sở này vẫn còn nguyên, bên cạnh đó, các trang thiết bị và cơ sở vật chất sửa chữa khôi phục và đưa vào hoạt động bình thường trong đó đáng kể là việc tập trung tiếp quản Nha kỹ thuật thuộc “Hãng hàng không Việt Nam” và “Sở khai thác không vận” thuộc Nha hàng không dân sự, khôi phục hệ thống thông tin chỉ huy, sửa chữa và ổn định lại nhà ga dân dụng.
Ngày 1 tháng 5 năm 1975, chiếc trực thăng Mi6 do phi công Lê Đình Ký thuộc Trung đoàn không quân 916 lái, hạ cánh xuống Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành chiếc máy bay đầu tiên sơn phù hiệu Không quân Nhân dân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay này. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay vận tải IL14 của Lữ đoàn 919 chở đoàn cán bộ và phương tiện kỹ thuật hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường công tác đảm bảo kỹ thuật phục vụ các chuyến bay thường lệ đi, đến Tân Sơn Nhất.
Ngày 15 tháng 5 năm 1975, chiếc máy bay IL18 của Lữ đoàn 919 vinh dự đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước vào Sài Gòn dự lễ mừng chiến thắng. Cũng ngày 15 tháng 5 năm 1975, lực lượng tiếp quản đã khôi phục hoàn chỉnh 4 máy bay vận tải dân dụng vừa mới tiếp thu và đưa ngay những máy bay này vào hoạt động. Đường hàng không Sài Gòn – Hà Nội và ngược lại và Sài Gòn đi các địa phương ở miền Nam bắt đầu hoạt động với tần suất 5-6 lần/chuyến/ngày.
Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 15 – 18/12 đánh dấu cột mốc lớn cho sự thay đổi toàn diện của đất nước ta. Nền kinh tế bao cấp được xóa bỏ, cơ chế quản lý kinh tế và cách thức công nghiệp hóa được đổi mới toàn diện. Ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng nắm bắt những cơ hội của nền kinh tế thị trường, tạo ra những bước phát triển đột phá, năng động trong hội nhập kinh tế quốc tế và vươn tới các châu lục.
Trong xu thế phát triển đó, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần cho công tác phục vụ hành khách ngày càng văn minh, lịch sự. Sản lượng hành khách, sản lượng cất hạ cánh và vận chuyển hàng hóa liên tục tăng nhanh qua các năm, đưa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không lớn nhất cả nước, trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với thế giới.
Ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là Cảng hàng không đạt cấp 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I.
Quy hoạch khu bay: Sử dụng 02 đường cất hạ cánh hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E; sử dụng các đường lăn hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E; hệ thống sân đỗ tàu bay gồm 82 vị trí đỗ tàu bay, trong đó 54 vị trị đỗ của hàng không dân dụng và 28 vị trị đỗ của hàng không lưỡng dụng; khai thác các loại máy bay: B747, B777/787, A350, A321 và tương đương.
Quy hoạch khu hàng không dân dụng: Cải tạo, mở rộng các nhà ga hành khách đạt công suất 28 triệu hành khách/năm; đầu tư nâng cấp nhà ga hàng hóa theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu khai thác, công suất đến năm 2030 đạt 1 triệu tấn/năm;